15. Chính sách giáo dục dân tộc trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam

15. Chính sách giáo dục dân tộc trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam

TÓM TẮT

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân  tộc  thiểu  số  với  hơn  11  triệu  người, chiếm khoảng 14,3% dân số cả nước. Chính sách giáo dục cho con em đồng bào dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm  vụ  quan  trọng  hàng  đầu.  Nhờ  các chính sách phù hợp mà đến nay, giáo dục dân tộc đã có những bước tiến vượt bậc. Nghị  quyết  Hội  nghị  lần  thứ  8  Ban  Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đồng bào dân  tộc  thiểu  số  và  các  đối  tượng  chính sách”. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng xác định một số hạn chế như “hệ thống giáo dục thiếu liên thông giữa các trình độ…; “chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp…”. Để đổi mới căn bản, toàn diện  nền  giáo  dục  Việt  Nam  theo  hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế thì vấn đề đổi mới chính sách, trong đó có đổi mới chính sách giáo dục dân tộc được xác định là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách.

Nội dung chi tiết bài viết trong file đính kèm.

Tác giả bài viết: PHAN MINH PHỤNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *